Vào mùa hè, mái tôn hấp thụ nhiệt có thể lên tới 45-60 độ C, phả hơi nóng xuống các phòng. Sau đợt nắng nóng, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm tới các loại sơn chống nóng được quảng cáo là có tác dụng cách nhiệt và phản xạ ánh sáng Mặt Trời cho mái tôn. Vậy hiệu quả của loại sơn này ra sao?

Nhiều người dùng mạng xã hội TikTok đã thực hiện thí nghiệm để kiểm tra hiệu quả của loại sơn này. Trong đoạn video của kênh @kientrucxaydung, nhiệt độ đo được dưới bên mái tôn thông thường lúc giữa trưa là gần 57 – 58 độ C, còn với bên tôn được sơn chống nóng thì nhiệt độ chỉ khoảng 37 – 38 độ C. Có thể thấy nhiệt độ đã giảm rất nhiều, giảm tới 20 độ C.

Sơn chống nóng làm mát mái tôn như thế nào?

Các loại sơn chống nóng hay sơn cách nhiệt có thành phần chất tạo màng, đem lại khả năng kháng nhiệt và phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời.

Theo thông tin của nhà sản xuất, sơn có thể làm giảm được nhiệt độ từ 12 – 26 độ C nếu nhiệt độ trên mái nhà đang ở mức 60 độ. Ngoài ra sơn còn có tác dụng chống rêu mốc, chống bám bẩn, chống oxy hóa cho tôn.

Nhìn chung, chi phí cho phương pháp chống nóng này không quá cao. Một số loại sơn phổ biến trên thị trường như sơn Kova, InsuMAx, Intek… có giá 700.000 đồng – 1,3 triệu đồng cho một thùng sơn 5kg, đủ sơn 2 lớp cho mái tôn.

Việc thi công sơn chống nóng mái tôn có thể được các gia chủ tự thực hiện hoặc thuê thợ bên ngoài với giá khoảng vài chục ngàn mỗi mét vuông. Trước khi sơn, chủ nhà cần làm sạch bề mặt tôn, quét trước một lớp sơn chống gỉ rồi sơn lên 2 lớp chống nóng.

Các phương pháp làm mát khác

Ngoài sơn chống nóng, các chủ nhà có thể tham khảo một số cách khác để làm mát cho mái tôn dưới đây:

– Lợp tấm cách nhiệt, bông thủy tinh cách nhiệt trên mái tôn: Các vật liệu này đều có khả năng cách nhiệt tốt, không bị ăn mòn, sản sinh nấm mốc nên yên tâm khi sử dụng. Chủ nhà chỉ cần chọn loại vật liệu phù hợp về công năng và giá thành.

Bông thủy tinh là vật liệu có tác dụng cách nhiệt.
Bông thủy tinh là vật liệu có tác dụng cách nhiệt. Ảnh: Internet

– Dùng quả cầu thông gió: Quả cầu thông gió là một thiết bị cơ khí công nghiệp, được làm bằng inox. Vận hành dựa trên nguyên tắc đối lưu không khí, lấy gió tự nhiên, tạo sự thông thoáng cho không gian, hút khí nóng trong nhà ra và đưa gió mát từ ngoài vào. Tuy nhiên người dùng sẽ cần lắp đặt nhiều quả cầu để hiệu quả thông gió cao.

– Làm trần thạch cao, trần nhựa cách nhiệt: Mục đích các loại trần trên và tấm cách nhiệt trần là ngăn chặn lớp không khí nóng bên dưới mái tôn, không cho nó tiếp xúc trực tiếp với không gian khác trong nhà. Trần thạch cao có tính thẩm mỹ, lại có hiệu quả chống nóng cao.

– Trồng cây trên mái tôn: Phương pháp này rất thân thiện với môi trường, phù hợp với trào lưu kiến trúc xanh. Bạn có thể sử dụng các loại cây dây leo như hoa giấy, sử quân tử,… hay các loại cây rủ như cúc tần Ấn Độ.

Cây trồng trong hộp xốp nhỏ hoặc chậu nhựa nhẹ, nếu là cây leo thì cần có khung lưới để tránh cây tiếp xúc trực tiếp với tôn. Nhược điểm của giải pháp này là bạn phải lên mái chăm sóc cây thường xuyên trong giai đoạn đầu, nếu mái tôn quá dốc thì sẽ rất khó khăn.

– Lắp hệ thống phun sương trên mái nhà: Nguyên lý của hệ thống vòi phun sương làm mát là làm lạnh khi bốc hơi, các hạt sương bốc hơn và làm mát trong không khí. Phương pháp này có giá khoảng 4 triệu đồng và chủ nhà phải trả thêm tiền điện và nước.


Có thể bạn quan tâm

Chat với chúng tôi!
Chat với chúng tôi!
Gọi chúng tôi!